Nguồn cung căn hộ luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những biến động thị trường, cũng như các chiến lược quy hoạch của chủ đầu tư. Vấn đề này luôn được nhiều người quan tâm. Nhất là khi quỹ đất các khu vực thành thị, đơn cử là TP.HCM đang ngày càng thu hẹp. Để đảm bảo nguồn cung dồi dào, tăng lượt mở bán, đòi hỏi cơ sở hạ tầng hoàn thiện. Đồng thời xây dựng nền tảng pháp lý vững vàng, đem đến cơ hội an cư lâu dài cho người dân. Trong năm 2021, sự tăng – giảm nguồn cung các dự án BĐS có khác biệt lớn theo từng phân khúc. Kéo theo sự chênh lệch về giá thành, khiến không ít người dân thêm đắn đo lựa chọn.
Dự báo khả quan của nguồn cung căn hộ TP.HCM trong các quý đầu năm 2021
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, Hiệp hội, nguồn cung căn hộ sẽ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, dưới góc nhìn của VARs (Hội môi giới bất động sản Việt Nam), thị trường TP.HCM sẽ có 20 dự án mở bán. Số lượng sản phẩm lên đến 30.000 thuộc nhiều phân khúc. Con số này sẽ là 25.000 sản phẩm theo DKRA Việt Nam cung ứng cho toàn thị trường.
Tuy nhiên, khảo sát thực tế từ DKRA Việt Nam cho thấy, nguồn cung căn hộ và lượng tiêu thụ tại TP.HCM trong quý I/2021 giảm mạnh. Chỉ chiếm khoảng 35% so với quý trước. Nguyên nhân chủ yếu tập trung vào phân khúc căn hộ cao cấp, nhà phố, biệt thự. Phân khúc này đang tăng, với giá bán vài tỷ, trong khi lực cầu hạn chế. Những sản phẩm căn hộ giá rẻ, dưới 1,5 tỷ đồng lại thiếu hụt trầm trọng.
Theo đó, giá tăng mạnh trong khi nguồn cung tăng và nhu cầu còn thấp không phải điều đáng ngạc nhiên. Mức tăng có thể lên 10%. Thậm chí có nơi điều chỉnh mức giá chạm ngưỡng phân khúc hạng sang. Theo chuyên gia từ VARs, giá nhà ở vẫn còn có thể kiểm soát. Nhờ kinh tế tăng trưởng ổn định, lực cầu còn mạnh. Nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản hoàn toàn khó xảy đến.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung căn hộ TP.HCM trong năm 2021
Tình hình dịch bệnh
Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh đến kinh tế thế giới. Làm suy thoái nhiều lĩnh vực và gây thất thoát GDP toàn cầu ít nhất 5.000 tỷ USD. Bất chấp tình hình đó, BĐS vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng. Trong khi đó, Việt Nam vẫn duy trì nền kinh tế ổn định và có mức tăng trưởng khả quan. Chuyên gia nhìn nhận, sự tăng trưởng này đón nhận hỗ trợ trực tiếp từ nguồn đầu tư công và sự duy trì của hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là nguồn vốn FDI lên đến 29 tỷ USD. Trong đó, BĐS chiếm 14,8%, tăng hơn năm 2020.
Báo cáo của JLL Việt Nam đã mang đến cái nhìn tích cực hơn về thị trường BĐS TP.HCM. Nguồn cung căn hộ có dấu hiệu phục hồi với lượng bán căn và tỷ lệ hấp thụ cao so với những năm về trước. Điều này phản ánh nhu cầu thực gia tăng không ngại lực cản từ dịch bệnh. Đặc biệt với các đối tượng mua nhà lần đầu tại TP.HCM hoặc các tỉnh thành lân cận.

Chính sách tín dụng
Cũng theo tình hình COVID-19, dòng vốn sản xuất các ngành bị giới hạn. Lãi suất cho vay ở mức thấp vẫn tiếp tục duy trì để thu hút giao dịch và kích thích tăng trưởng kinh tế. Nổi bật là các chính sách tín dụng, giải ngân. Cam kết giải ngân đến 157.000 tỷ trong 4 tháng. Làm cho BĐS nhà ở trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Cùng với đó, khoản đầu tư công dành cho cơ sở hạ tầng cũng có nhiều thay đổi tích cực về chính sách giải ngân. Một mặt đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Mặt khác, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Kết luận
Trước tình hình quỹ đất vùng trung tâm ngày càng thu hẹp, nguồn cung căn hộ TP.HCM muốn tăng đòi hỏi chủ đầu tư nhanh chóng tận dụng quỹ đất trống tại vùng ven, cửa ngõ. Bên cạnh đó, cũng phải thường xuyên theo dõi quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng đồng bộ chính là điều kiện tốt nhất thúc đẩy tiềm năng phát triển toàn dự án.

Những năm gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực tháo gỡ những vướng mắc pháp lý. Các dự án quy mô lớn bao gồm nhiều tiện ích thiết thực nhận được cơ hội. Thông qua nhiều thủ tục đầu tư mới được ban hành, nguồn cung cải thiện đáng kể và lượt mở bán cũng gia tăng.
Nguồn: Tổng hợp
*Thông tin về dự án mới nhất và các chính sách thanh toán tại: 0903 9191 56